CÁC  BÀI  PHÁP  THOẠI  CỦA  PHÁP  SƯ  TỊNH  KHÔNG

 
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN - BÀN VỀ ÂN ĐỨC
 
Pháp Sư : HT. Tịnh Không thuyết giảng
Tịnh Tông Học Hội Úc Châu năm 1997
 

    Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức

Chư vị pháp sư, chư vị đồng tu :

      Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng như vầy, mọi người tụ họp tại đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Úc châu, tuy đạo tràng chẳng lớn lắm, nhưng rất trang nghiêm, đây là nơi đầu tiên Tịnh Tông được truyền đến Úc châu. Chúng ta uống nước phải nhớ nguồn, trước tiên phải hiểu rơ sự hoằng truyền Tịnh Tông trong những năm gần đây đă trải qua một giai đoạn rất gian khổ.

A. Niệm Phật, Pháp môn hạng nhất của nền giáo dục Phật Đà. Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đều tu pháp này.

      Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, người giới thiệu Phật pháp cho tôi là Phương Đông Mỹ tiên sinh, đây là chuyện vào năm Dân Quốc bốn mươi hai (1953). Sau đó chẳng bao lâu tôi quen Chương Gia đại sư, ngài rất từ bi, giảng dạy hết ḷng, cơ sở Phật học của tôi là do ngài xây dựng cho. Ba năm sau Chương Gia đại sư viên tịch. Một năm sau tôi gặp lăo cư sĩ Lư Bỉnh Nam, tôi theo học với thầy Lư được mười năm. Đến năm Dân Quốc năm mươi sáu (1967) mới rời khỏi Đài Trung, cho nên trên thực tế thời gian tôi tu học Đại thừa Phật pháp là mười ba năm.

      Sau khi đến Đài Trung, thầy Lư giới thiệu pháp môn Tịnh Độ cho tôi, lúc đó tôi c̣n trẻ, cũng như phần đông những người trẻ tuổi thường ham thích những ǵ xa vời viễn vông, cứ nghĩ pháp môn niệm Phật là pháp môn dành cho ông già bà cả, trong Phật pháp c̣n rất nhiều kinh sách, có nhiều pháp môn rất hấp dẫn, những người trẻ tuổi như tôi rất hâm mộ, ưa thích, đặc biệt là Hoa Nghiêm, Pháp Hoa. Nhưng thầy Lư dùng trí huệ, phương tiện thiện xảo hướng dẫn chúng tôi. Tuy chẳng tiếp nhận hoàn toàn nhưng thời gian được thầy hun đúc, rèn luyện lâu dài nên từ từ chúng tôi cũng nhận thức được pháp môn này, nảy sanh ḷng tin, mới biết pháp môn này rất thù thắng. Thực sự lúc tôi chân chánh hiểu rơ sự thù thắng của pháp môn này là sau khi tôi giảng kinh Hoa Nghiêm được mười bảy năm. Từ năm Dân Quốc sáu mươi (1971) tôi bắt đầu giảng kinh Hoa Nghiêm, trong mười bảy năm này giảng được phân nửa Bát Thập Hoa Nghiêm, Tứ Thập Hoa Nghiêm cũng giảng được phân nửa, đều chưa giảng hết. Sau này thường thường ra nước ngoài hoằng pháp, thời gian có lúc gián đoạn, có lúc liên tục nhưng vẫn chưa giảng hết bộ kinh này. Từ trong kinh Hoa Nghiêm chúng ta khẳng định pháp môn Niệm Phật là pháp môn hạng nhất.

      Năm đó tôi đột nhiên nghĩ đến hai vị Bồ Tát trong hội kinh Hoa Nghiêm, Văn Thù và Phổ Hiền. Bồ Tát Văn Thù đă từng là thầy của bảy vị Phật, nghĩa là trong số học tṛ của Ngài có bảy người đă thành Phật. Bản thân của Ngài có thể nói là cổ Phật tái lai ứng hóa, Ngài đă thành Phật từ một kiếp xa xôi về trước, bây giờ thị hiện ở thế giới Sa Bà, làm người trợ giúp cho Phật Tỳ Lô Giá Na, thị hiện là Đẳng Giác Bồ Tát. Tôi đặc biệt để ư hai vị Bồ Tát này, họ tu pháp môn ǵ? Kết quả là từ kinh Hoa Nghiêm thấy được cả hai vị đều niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, việc này làm cho tôi rất kinh ngạc!

      Sau đó quan sát kỹ Thiện Tài đồng tử, người thị hiện làm học tṛ đắc ư, đệ tử của Bồ Tát Văn Thù, Ngài học pháp môn ǵ? Th́ ra Ngài cũng niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ nữa. Cho nên năm mươi ba lần tham học [của Thiện Tài đồng tử] dạy cho chúng ta biết: đối với hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian một người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ phải nên tu học như thế nào. Điều này dạy cho chúng ta một chuyện rất quan trọng, nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là một người đệ tử chân chánh của Di Đà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ phải sanh hoạt như thế nào? Nên làm việc như thế nào? Nên tiếp xúc với mọi người như thế nào? Đây đều là vấn đề vô cùng thiết thực đối với chúng ta, hơn nữa đều là những vấn đề chẳng thể không biết, câu trả lời nằm trọn trong kinh Hoa Nghiêm. Điều này cũng nói rơ kinh Hoa Nghiêm là một bộ kinh mà người học Phật chẳng thể không đọc.

      Nhưng kinh Hoa Nghiêm quá dài, nếu dùng kinh nghiệm giảng kinh của tôi mà xét, giảng từ đầu đến cuối cũng mất khoảng ba ngàn giờ đồng hồ. Trong xă hội hiện nay có ai nhẫn nại như vậy, ai chịu dùng ba ngàn giờ đồng hồ để học một bộ kinh? Và cũng có thể nói người đời nay nghiệp chướng nặng hơn người thời xưa, người xưa có khả năng, có cơ duyên học bộ kinh này; hiện nay bước vào xă hội công nghiệp, thế kỷ sau này (thế kỷ hai mươi mốt) nhất định sẽ c̣n khẩn trương hơn bây giờ; bất kể là áp lực đời sống, áp lực công việc nhất định sẽ nhiều hơn bây giờ, nói một cách khác thời gian ngày càng ít. Cho nên không thể không t́m cầu bộ kinh khác. Rất may mắn chúng ta t́m được một bộ kinh cũng thù thắng, viên măn giống kinh Hoa Nghiêm nhưng lại ngắn hơn nhiều, hết sức thích hợp cho người đời nay tu học, đó tức là kinh Vô Lượng Thọ.

      Các đại đức thời xưa nói: 'Kinh Vô Lượng Thọ là trung bổn Hoa Nghiêm, kinh A Di Đà là tiểu bổn Hoa Nghiêm'. Kinh văn có dài, ngắn khác nhau, Bát Thập Hoa Nghiêm rất dài, kinh A Di Đà rất ngắn, nhưng nghĩa lư và cảnh giới trong đó chẳng có sai khác; đây là lời của cư sĩ Bành Tế Thanh nói vào những năm đầu triều vua Càn Long. Bành Tế Thanh có một tác phẩm rất xuất sắc là ‘Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận’, quyển này tuy không dài nhưng nội dung vô cùng phong phú. Gần đây lăo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đă giảng quyển sách này một lần ở Bắc Kinh, có lưu lại băng thâu âm, từ băng ghi âm chép ra thành giảng kư, hiện nay đă được xuất bản, rất dễ kiếm, quyển này nói rơ kinh Hoa Nghiêm rất quan trọng trong pháp môn niệm Phật Chúng ta hăy xem lời răn dạy, lời nhắc nhở của Văn Thù Bồ Tát cho Thiện Tài, hết thảy đều là dạy về tâm lư và thái độ để thân cận thiện tri thức. Những lời dạy này vô cùng quư báu và hết sức quan trọng. Vị thứ nhất mà Thiện Tài tham phỏng là tỳ kheo Kiết Tường Vân, vị thiện tri thức này tiêu biểu cho Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, bốn mươi mốt vị Pháp thân đại sĩ trong hội kinh Hoa Nghiêm. Tại sao lại xưng Pháp thân đại sĩ bằng danh từ tỳ kheo? Ư nghĩa của tỳ kheo này chẳng giống với ư nghĩa trong các kinh khác; tỳ kheo là người xuất gia, ngài xuất cái nhà nào? Không phải xuất cái nhà ruộng vườn, cái nhà vợ con thê thiếp, ngài xuất cái nhà thập pháp giới; vượt thoát thập pháp giới mới là thực sự xuất gia. Vượt thoát ra khỏi thập pháp giới rồi đi đến đâu? Đến Nhất Chân pháp giới. Hoa Tạng thế giới là Nhất Chân pháp giới, Cực Lạc thế giới cũng là Nhất Chân thế giới, tỳ kheo ở đây tượng trưng cho ư nghĩa này.

      Thập pháp giới là nhà, lục đạo là nhà, cái nhà này rất phiền phức! Pháp môn trong Phật pháp rất nhiều, kinh luận rất nhiều, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Trên lư luận th́ bất cứ pháp môn nào cũng có thể giúp bạn vượt thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, vượt thoát thập pháp giới, chứng được Nhất Chân pháp giới, tức là thành Phật. Lư luận chẳng sai nhưng thực sự căn tánh chúng sanh chúng ta chẳng giống nhau, trong kinh thường chia ra ba loại căn tánh: thượng, trung, hạ. Thượng căn lợi trí th́ không có ǵ để nói, chẳng có vấn đề ǵ hết. Nhưng chúng sanh có căn tánh trung, hạ th́ chẳng dễ, rất nhiều pháp môn chúng ta chẳng có cách ǵ học được, tuy chúng ta y theo lư luận, phương pháp để tu nhưng cũng không thể thành tựu. Tại sao không thể thành tựu? V́ không thể đoạn dứt phiền năo, không thể đoạn dứt tập khí. Tu học Phật pháp có thể thành tựu hay không là ở tại chỗ này, chứ chẳng phải mỗi ngày đọc bao nhiêu quyển kinh, tĩnh tọa bao nhiêu giờ đồng hồ, niệm bao nhiêu vạn câu Phật hiệu. Những thứ này không quan trọng, quan trọng là đoạn phiền năo, giảm bớt vọng niệm, đó gọi là công phu!

B. Chúng sanh vốn là Phật – v́ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà đọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới.

      Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy rất rơ: 'Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật'. Chúng ta vốn là Phật, tại sao ngày nay biến thành ra như vầy? Vấn đề này chúng ta chẳng thể không nghiên cứu, suy nghĩ, rốt cuộc là v́ nguyên nhân ǵ? Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật v́ chúng ta nói ra: 'Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai'. Trí huệ của Như Lai rốt ráo, viên măn, không có ǵ chẳng biết, không ǵ chẳng thể làm, không những biết thế giới hiện nay, thế giới ở phương khác cũng biết; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung, không có ǵ chẳng biết, Phật dạy đây là bản năng của chúng ta.

      Tại sao bản năng của chúng ta bị mất hết? Phật dạy: 'Nhưng v́ vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng được'. Đức Phật nói rơ bịnh căn của chúng ta – có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởng. V́ vậy toàn bộ Phật pháp đều tập trung trên ba vấn đề này, ngàn kinh vạn luận đều có mục đích giúp chúng ta giải quyết vấn đề này, phá trừ những phiền năo này. V́ chấp trước nên bạn biến Nhất Chân pháp giới thành sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà ra. Chấp trước là ǵ? Phần đông chúng ta gọi là ‘thành kiến’ – cách suy nghĩ, cách làm của ḿnh -- Như vậy rắc rối lắm, vĩnh viễn chẳng thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi. [Nếu c̣n chấp trước th́ dù] một ngày bạn niệm Phật đến mười vạn câu cũng vẫn kẹt trong sáu nẻo luân hồi; điều này hết sức phiền phức!

      Chuyện ǵ đều có ‘Ngă’ (Ta) th́ phiền lắm, cho nên Phật dạy chúng ta ‘Vô Ngă’. Bạn xem câu đầu tiên trong kinh Kim Cang dạy: 'Không có tướng ta, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả'. Chuyện ǵ cũng chấp trước là Ta th́ hỏng ngay! Tu hành được giỏi cách mấy, giới luật có nghiêm chỉnh đến đâu, một khi ngồi xếp bằng nhập định có thể nhập định một trăm năm, nhưng chỉ cần bạn có ‘Ta’ th́ hỏng liền. Công phu như vậy là công phu thiền định thế gian, vẫn không thể vượt ra khỏi lục đạo. Cho nên việc đầu tiên trong Phật pháp là phải ‘phá ngă chấp’. Mọi người đều biết sau khi phá ngă chấp th́ chứng được quả vị A La Hán, ra khỏi tam giới, lục đạo đều không c̣n nữa. Ngoài lục đạo c̣n có Tứ Thánh pháp giới: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Tứ Thánh pháp giới do đâu mà có? Do ‘Phân biệt’ mà có. Tuy không c̣n chấp trước nữa nhưng vẫn c̣n phân biệt. Trong Tứ Thánh pháp giới càng lên cao th́ tâm phân biệt càng giảm bớt; tuy ít nhưng vẫn c̣n phân biệt nên ở phía ngoài c̣n thêm một giới hạn nữa gọi là thập pháp giới, bạn vượt thoát không nổi! Khi nào đoạn dứt hết phân biệt, vượt ra khỏi mười pháp giới th́ đến Nhất Chân pháp giới.

      Trong kinh Đại thừa thường nói thành Phật cần phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp; ba A Tăng Kỳ kiếp bắt đầu tính từ ngày nào? Chẳng phải tính từ hiện nay, hiện nay chúng ta không đủ tư cách; là tính từ ngày hết thảy phân biệt chấp trước đều đoạn dứt, là tính từ ngày vượt thoát ra khỏi thập pháp giới. Lúc bạn c̣n chưa vượt khỏi thập pháp giới th́ tất cả những ǵ bạn tu đều không kể, như vậy lục đạo chẳng cần bàn tới. Cho nên chứng được Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật quả trong thập pháp giới, ngay cả Phật cũng chẳng kể; Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Viên Giáo Phật trong Tông Thiên Thai, vẫn c̣n ở trong thập pháp giới, cũng chưa kể. Phân biệt, chấp trước thiệt đă đoạn dứt sạch sành sanh mới đến Nhất Chân pháp giới, chứng Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, Biệt Giáo Sơ Địa Bồ Tát, tính là tính từ lúc này, phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp nữa!

      Ba A Tăng Kỳ kiếp để phá cái ǵ? Phá vọng tưởng. Lúc bấy giờ mới phá vọng tưởng, một phiền năo trong ba thứ ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất là để phá ba mươi phẩm -- Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng; A Tăng Kỳ kiếp thứ nh́ phá bảy phẩm – Sơ Địa đến Thất Địa; A Tăng Kỳ kiếp thứ ba phá ba phẩm, càng trở về sau càng khó, đến Pháp Vân Địa Bồ Tát th́ mới gọi là viên măn thành Phật. Chúng ta chẳng thể không biết những thường thức căn bản này, chẳng thể không biết chúng ta tu cái ǵ, công phu của chúng ta ở tại đâu? Chúng ta phải hiểu rơ những chuyện này, sau đó quan sát tám vạn bốn ngàn pháp môn, đối với bất cứ pháp môn nào chúng ta đều không thể giải quyết vấn đề; đừng nói đến những vọng tưởng, phân biệt nhỏ bé, ngay cả tập khí nặng nhất là chấp trước, chúng ta đều đoạn không nổi, như vậy th́ c̣n nói chi đến thành tựu!

C. Chắc thật niệm Phật, khỏi đoạn phiền năo, một đời thành Phật.

      Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn, chúng ta nh́n nó mà than vắn thở dài, thiệt là không [có cách chi để] đạt được lợi ích!

      [Bây giờ biết được vấn đề này] th́ chẳng thể không cám ơn đức Phật A Di Đà đă mở ra pháp môn ‘Đới Nghiệp Văng Sanh’ cho chúng ta, người xưa gọi là ‘môn dư đại đạo’ (con đường tắt để thành Phật ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn). Sự ích lợi của pháp môn này là không cần đoạn phiền năo; cũng là nói bạn khỏi phải vượt thoát lục đạo, thập pháp giới, nhưng ngay trong đời này bạn có thể văng sanh về Nhất Chân pháp giới (Cực Lạc thế giới tức là Nhất Chân pháp giới). Điều tiện nghi này quá to lớn v́ vậy pháp môn này được gọi là ‘pháp khó tin’. Chẳng phải là chúng ta khó tin, chúng ta ai cũng đă tin; [Vậy th́] ai khó tin? Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật trong thập pháp giới đều chẳng tin; họ cho rằng làm sao có chuyện dễ dàng, tiện lợi như vậy! Một phẩm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước cũng chưa đoạn mà có thể vượt thoát lục đạo, vượt thoát thập pháp giới, làm sao có chuyện này!

      Đích thực trên lư luận không thể nào nói cho hợp lư được, nhưng đây là sự thật. Sự thật này đương nhiên cũng có nhân duyên. Tại sao có chuyện này? Chúng ta t́m được câu trả lời trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Vô Lượng Thọ; nhân duyên có hai thứ, thứ nhất là bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Đà gia tŕ, thứ hai là thiện căn, phước đức, nhân duyên của ḿnh đă chín muồi. Kinh A Di Đà nói: 'Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên'. Tự ḿnh đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, và được bổn nguyện cùng oai thần của đức Phật A Di Đà gia tŕ nên ngay trong đời này chẳng cần đoạn phiền năo mà có thể đới nghiệp văng sanh. Pháp môn này hết sức thù thắng, kỳ diệu đặc biệt, không thể nào kiếm ra pháp môn thứ hai nữa. Thế nên chúng ta sanh vào thời kỳ mạt pháp mà muốn ngay trong một đời này liễu sanh tử, xuất tam giới th́ chỉ có con đường duy nhất này mà thôi. Đây là điều chúng ta cần phải nhận thức rơ ràng rồi sau đó chúng ta mới quyết tâm, tha thiết, chắc thật niệm Phật. Được vậy th́ xin chúc mừng bạn, ngay trong một đời này sẽ làm Phật, không có ǵ thù thắng hơn việc này.

D. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối. Năng chấp, sở chấp đều không thể đạt được.

      Như thế nào mới gọi là chắc thật? Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta phương pháp niệm Phật: 'Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối’ (Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế), hết thảy chỉ có tám chữ. Nếu làm được tám chữ này th́ đó tức là tiêu chuẩn của người chắc thật.

      Nhiếp trọn sáu căn là ǵ? Nói thực ra Bồ Tát Quán Thế Âm đă dùng phương pháp này tu hành thành tựu. Bồ Tát Quán Thế Âm trong kinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông có dạy: 'Xoay trở lại nghe nơi tự tánh, tánh thành đạo vô thượng’ (Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo). Đây là tổng cương lănh tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm. Phản văn tức là thâu nhiếp sáu căn. Phàm phu chúng ta khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, tâm cứ chạy nhảy bên ngoài, đều là phân biệt, chấp trước cảnh giới bên ngoài, như vậy là sai lầm. Sai ở chỗ nào? Kinh Kim Cang dạy chúng ta 'Ba tâm không thể được;; tâm là ǵ, tâm tức là ư niệm, là tư tưởng.

      Phật dạy: 'Tâm quá khứ không thể đạt được' tức là lúc trước không thể được, 'tâm hiện nay không đạt được', nói hiện nay th́ hiện nay đă biến thành quá khứ; 'tâm tương lai không đạt được'tức là sau này không thể được. Điều này nói rơ ‘cái tâm mà bạn đạt được đó là hư vọng, chẳng phải thiệt’; tức là cái ư niệm mà bạn có thể chấp trước, phân biệt đó đều là hư vọng, chẳng phải chân thật. Bạn xem vật này thành chính ḿnh, đó không phải là oan uổng sao! Đức Phật gọi cảnh giới bên ngoài mà bạn tư duy là 'pháp do nhân duyên sanh'. Không những pháp thế gian do nhân duyên sanh, Phật pháp xuất thế gian cũng do nhân duyên sanh. Phàm những ǵ do nhân duyên sanh th́ bản thể vốn là không, trọn chẳng thể đạt được (đương thể tức không, liễu bất khả đắc). Nói cách khác, những ǵ bạn chấp đều không thể được, năng chấp (chủ thể chấp), sở chấp(cái được chấp)đều chẳng thể được, đây là chân tướng sự thật!

      Hết thảy chúng sanh mê hoặc điên đảo, cứ tưởng ḿnh có ‘chủ thể có thể chấp trước’, cảnh giới bên ngoài là ‘cái được ḿnh chấp trước’, đó gọi là khởi vọng tưởng. Lúc khởi vọng tưởng th́ biến thành lục đạo luân hồi, biến thành tam ác đạo, sẽ tạo nên rất nhiều thứ nghiệp. Cho nên trong kinh đức Phật gọi những người này là ‘những người đáng thương’, thiệt là tội nghiệp! Đúng thiệt chỉ là một con số không, là mộng, huyễn, bọt, bóng – trong mộng, huyễn, bọt, bóng làm việc sinh nhai, trong mộng, huyễn, bọt, bóng tạo nghiệp, thọ tội; bạn nói như vậy chẳng phải oan uổng lắm sao?

      Phật dạy chúng ta: 'Pháp c̣n phải xả, huống chi là phi pháp'. Xả tức là không nên chấp trước. Phật pháp cũng không được chấp trước, huống chi là pháp thế gian? Việc này được giảng vô cùng thấu triệt; nếu bạn chẳng chấp trước ǵ hết th́ tâm bạn sẽ thanh tịnh, tự tại. Đó tức là câu 'Tín tâm thanh tịnh, ắt sanh thật tướng'trong kinh. Tự tánh Bát Nhă hiện tiền, lúc đó sẽ nhập Như Lai Địa. Tại sao chúng ta khởi vọng tưởng? Tại sao tự ḿnh lại gây chuyện rắc rối cho ḿnh? Hy vọng các bạn đồng tu đặc biệt chú ư điểm này, phải thường xuyên nhắc nhở chính ḿnh: ‘lúc khởi tâm động niệm, hết thảy tạo tác, đừng gây rắc rối cho ḿnh’.

      Bạn có gây trở ngại cho người khác chăng? Nói cho quư vị biết tuyệt đối chẳng có. Nếu bạn có năng lực gây trở ngại cho người khác, chư Phật cũng tôn bạn làm thầy. Nguyên nhân là ǵ vậy? Hết thảy chư Phật chẳng có năng lực này! Bạn làm sao có năng lực này? Bạn nói có thể gây trở ngại cho người khác, đó đều là hảo hợp, nhân duyên [trùng hợp], đâu phải bạn có năng lực này? Đây là khởi vọng tưởng. 'Một miếng ăn, một hớp nước đều đă định sẵn từ trước', đây là định luật nhân quả. Bạn làm sao có năng lực thay đổi nhân quả? Chẳng có đạo lư này. Ngay cả Phật, Bồ Tát cũng chẳng thể thay đổi nhân quả, trong kinh đă nói quá nhiều rồi, nêu thí dụ cũng rất nhiều. Nếu Phật có năng lực thay đổi nhân quả th́ chúng ta đâu cần phải tu hành chi nữa? Nếu Phật chẳng độ chúng ta thành Phật th́ Ngài đâu có từ bi? Nói thiệt ra Phật không có năng lực thay đổi nhân quả, nhất định là 'tự ḿnh làm, tự ḿnh chịu; tự bạn khởi lên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, th́ bạn phải đích thân đoạn trừ chấp trước, phân biệt, vọng tưởng. 'Mở thắt gút vẫn phải do người buộc mở', chuyện này bất cứ người nào khác cũng chẳng giúp được, đây là chân lư.

E. Ban châu Tam muội.

      Đức Phật từ bi đối với chúng ta bằng cách giải thích rơ chân tướng sự thật cho chúng ta biết, Ngài giúp chúng ta chỉ có thể giúp đến mức này, những việc sau đó phải do ḿnh tự giải quyết. V́ vậy niệm Phật phải ‘chắc thật niệm’! Phương pháp của Kiết Tường Vân tỳ kheo dùng trong kinh Hoa Nghiêm là phương pháp chúng ta thường gọi : ‘Ban Châu Tam Muội’. Đây là một phương thức tu hành rất hay, chúng ta nên tham khảo. Trong Niệm Phật Đường hiện nay chúng ta chia thành ba khu vực: chỉ tịnh, lạy Phật, và nhiễu Phật. Nhiễu Phật tức là Ban Châu Tam Muội. Hành Sách đại sư có viết cuốn ‘Tịnh Độ Tập’, phía sau có một đoạn dạy phương pháp niệm Phật trong Niệm Phật Đường, lúc chưa coi quyển sách này, tôi cũng đă nghĩ đến một phương pháp rất giống phương pháp của Ngài. Đạo tràng ngày xưa lớn, chúng (người trụ) ở đó nhiều, cho nên chia thành ba nhóm, mỗi nhóm có bốn vị pháp sư dẫn đầu, một nhóm nhiễu Phật, hai nhóm kia chỉ tịnh. Nhiễu Phật phải niệm ra tiếng, chỉ tịnh th́ im lặng, trong tâm niệm theo. Một nhóm nhiễu Phật vài ṿng xong rồi trở về chỗ cũ của ḿnh. Nhóm thứ hai tiếp tục nhiễu Phật. Phương pháp này là dành cho chúng sanh đời mạt pháp, nghiệp chướng quá nặng, không có năng lực kinh hành trong thời gian dài, để cho bạn ngồi xuống nghỉ mệt, cho nghỉ mệt là ḷng đại từ đại bi của Tổ sư.

      Ban Châu Tam Muội thực sự th́ trong chín mươi ngày đều nhiễu Phật, chẳng được ngồi, chẳng được nằm, ngày đêm chẳng gián đoạn. Quư vị nghĩ coi ngày nay ai có năng lực như vậy? Ai có thể làm được đến chín mươi ngày? Cổ đức trong chú giải cũng lo người đời sau chẳng có thể lực, chẳng đủ tinh thần nên giảm thành bảy ngày. Họ nói bảy ngày, tôi thâu ngắn lại thành một ngày. Bạn có thể trong một ngày không ngủ, không ngồi, không nằm suốt hai mươi bốn giờ, chỉ nhiễu Phật, đây là phương pháp tu hành Ban Châu Tam Muội.

      Dụng công cả ngày trong Niệm Phật Đường thực sự rất mệt, khi nào mệt th́ có thể ngồi xuống nghỉ mệt, chỉ nghỉ một lát, cảm thấy có thể đi trở lại th́ liền đứng dậy nhiễu; ngồi xuống là v́ thân thể mỏi mệt chịu không nổi, xin Phật cho phép nghỉ mệt, là phương pháp như vậy. Thế nên trong Niệm Phật Đường dùng nhiễu Phật làm [phương pháp] chính; lúc nhiễu Phật phải niệm ra tiếng; chúng ta ngày nay có máy niệm Phật rất tiện lợi, [chúng ta có thể] niệm theo tốc độ và âm điệu của máy niệm Phật. Pháp khí chỉ cần một người dẫn khánh, và gơ khánh vào lúc niệm chữ ‘Đà’ trong câu ‘A Di Đà Phật’. Hiện nay phần đông người ta gơ hai tiếng vào hai chữ ‘A’ và ‘Đà’, trên thực tế chỉ cần gơ vào chữ ‘Đà’, đích thật rất tiện lợi, như vậy mới dễ nhiếp tâm, mới thực sự làm được 'Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối'. ‘Tịnh niệm’ tức là chẳng có hoài nghi, chẳng xen tạp th́ niệm của bạn sẽ ‘tịnh’. Tiếp nối tức là không đứt đoạn, niệm Phật chẳng đứt đoạn, miệng tạm ngừng không niệm ra tiếng, nhưng trong tâm niệm Phật chẳng ngừng. Nếu có thể huấn luyện trong một thời gian dài, lại được Tam Bảo gia tŕ, tôi tin tưởng thân thể bạn sẽ ngày càng khỏe, càng cường tráng, tinh thần càng sung túc, mặt mày càng trang nghiêm, đây là đạo lư nhất định. Hiệu quả học Phật phải từ đây mà nh́n, mới nắm chắc sự văng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới.

F. Tướng lành lúc Hàn Quán Trưởng văng sanh.

      Gần đây hội trưởng của chúng ta, Hàn Quán Trưởng văng sanh, tướng lành của bà lúc văng sanh đă đem lại cho chúng ta niềm tin rất lớn, giải thích cho chúng ta rất nhiều, nói rơ niệm Phật văng sanh là thiệt, chẳng phải giả. Chúng ta cũng đă tiễn đưa rất nhiều bạn bè, thân quyến, tiễn đưa lần cuối. Hôm qua tôi gặp Thái cư sĩ trên máy bay, Thái cư sĩ nói kỳ này về Đài Loan, trong ṿng ba tháng đă tiễn đưa hết bốn người, mạng người hết sức vô thường! Bạn quan sát kỹ những người sắp ra đi, trong lúc họ đang bịnh nặng nhưng chưa mất, họ đều nói đă nh́n thấy thần, thấy quỷ, rất giống với những lời dạy trong kinh Địa Tạng, họ nh́n thấy người này đến, người kia đến, những người này đều là những thân quyến đă qua đời; có phải thiệt là họ đến hay không? Kinh Địa Tạng dạy: không phải. Đó là những oan gia chủ nợ thấy người này sắp mất nên biến thành thân quyến để dụ dỗ họ, dẫn dụ họ để thanh toán, đ̣i nợ cũ, đều chẳng phải thật. Chúng tôi đă gặp qua rất nhiều, hầu như mỗi người lúc lâm chung đều có hiện tượng này, rất giống lời dạy trong kinh Địa Tạng.

      Hàn Quán Trưởng mang bịnh nằm bịnh viện, chúng tôi biết yêu ma quỷ quái trong bịnh viện rất nhiều, có ngày nào trong bịnh viện chẳng có người chết? Mỗi ngày đều có. Rất nhiều bác sĩ, y tá chẳng tin Phật nhưng lại tin có quỷ; tại sao vậy? Họ đều đă thấy, thiệt là đă nh́n thấy, không giả chút nào! Có lúc cũng nh́n thấy Quỷ Vô Thường -- Bạch Vô Thường và Hắc Vô Thường xuất hiện ở cửa pḥng người bịnh nào th́ người này chỉ sống thêm được nhiều lắm là ba ngày. Họ thường thấy những cảnh tượng này. Lúc Hàn Quán Trưởng nằm bịnh viện, chúng tôi lo lắng nhất là chuyện này nên khi bịnh t́nh của bà chuyển nặng, những người xuất gia chúng tôi đều đến pḥng thủ. Ở Đài Loan lúc bấy giờ rất nóng, tôi dặn các vị xuất gia khi trợ niệm trong bịnh viện luôn luôn phải đắp y. Trên đầu giường bịnh chúng tôi có đặt tượng đức Phật A Di Đà và kinh điển Đại Thừa, đầy đủ Tam Bảo! Mục đích là để ngăn chận không cho những oan gia chủ nợ đến gần. Chúng tôi làm việc này rất chu đáo, bảo vệ vô cùng cẩn mật, từ lúc sanh bịnh đến lúc mất, bà chẳng nói là đă nh́n thấy một ai hết, được vậy nên chúng tôi rất an tâm.

      Không những trong lúc niệm Phật, ngay lúc bịnh chuyển nặng bà cũng chẳng nh́n thấy ai cả. Bác sĩ, y tá trong bịnh viện nói với chúng tôi rằng khí phần (hoàn cảnh chung quanh) trong bịnh viện đều khác lúc b́nh thường, hết sức kiết tường và an ḥa; chẳng giống hồi trước mỗi khi ra vào đều cảm thấy rất kinh sợ, đều có cảm giác bất an, kỳ lạ. Đây đúng là oai thần Tam Bảo gia tŕ. Chúng tôi hiểu được đạo lư này nên pḥng vệ hết sức nghiêm mật. Mỗi ngày tôi đều đến bịnh viện hai ba lần, phần lớn thời gian đều dành để trợ niệm cho bà. Một bữa trưa ngày nọ bà kêu con bà gọi điện thoại cho tôi. Vốn là mỗi buổi trưa tôi trở về thư viện nghỉ ngơi, ngủ trưa, cỡ ba giờ hơn trở lại thăm bà. Hôm đó cỡ hơn mười hai giờ bà gọi điện kêu tôi giữa bữa ăn trưa. Lúc đó t́nh h́nh rất nguy cấp, tôi đến nói chuyện với bà, đại khái đến ba giờ th́ dường như bà có vẻ mê man, chúng tôi bèn niệm Phật lớn tiếng, chánh thức bắt đầu trợ niệm, nhắc nhở bà cầu sanh Tịnh Độ, đợi A Di Đà Phật đến tiếp dẫn.

 
1. Thấy Phật lần đầu.

      Đến sáu, bảy giờ chiều, bác sĩ phụ trách đến khám xong và nói với con bà rằng chắc bà chỉ c̣n hai giờ nữa thôi. V́ vậy chúng tôi niệm Phật [lớn tiếng] lên, chúng tôi niệm đến tám giờ th́ bà tỉnh dậy, tinh thần rất tỉnh táo, muốn uống nước và ăn chút đỉnh thức ăn. Đến mười hai giờ rưỡi khuya bà rất vui mừng và la lớn tiếng: ‘A Di Đà Phật đến ḱa’ -- lần thứ nhất thấy A Di Đà Phật, cỡ chừng ba, bốn phút rồi sau đó nói A Di Đà Phật đă đi rồi. Tôi nói chắc A Di Đà Phật đến thăm bà, an ủi bà, có lẽ bà sẽ khỏe lại. Chúng tôi tưởng bà ‘hồi quang phản chiếu’, nhưng sau đó tinh thần bà càng khỏe thêm nên tôi nói chuyện với bà về vấn đề phát triển công tác hoằng pháp lợi sanh trong tương lai. Bà đề ra việc lớn thứ nhất là việc giáo dục vô cùng quan trọng, nhất định không thể gián đoạn; Kinh Hoa Nghiêm lần này là do bà yêu cầu giảng, bà hy vọng có thể giảng được viên măn.

      Chúng tôi nói chuyện khoảng hai giờ rưỡi, đến hai giờ mấy khuya tinh thần của bà rất tốt, tôi thấy chắc yên rồi nên mời bác sĩ đến khám cho bà thử xem sao. Bác sĩ lắc đầu nói:

      ‘Thiệt là không thể tưởng tượng nổi! Những người niệm Phật như quư vị rất lạ lùng, không thể nghĩ bàn! H́nh như bà ngày càng khỏe thêm’.

      Đây là lần thứ nhất bà nh́n thấy A Di Đà Phật, tôi nói với bà:

      ‘Bây giờ bác niệm A Di Đà Phật so với chúng tôi th́ thân thiết hơn nhiều, bác đă thấy Phật, chúng tôi c̣n chưa thấy nữa’.

      Bà nói: ‘Đúng! Đúng vậy!’

      Hôm sau tôi đi thăm bà, tất cả đều b́nh thường.

      Ngày kế tiếp tôi nhớ đến những ǵ bàn trong đêm trước nên viết ra giấy, viết thành mười hai điều. Buổi chiều lúc tôi đi thăm bà, đọc từng điều từng điều ra cho bà nghe, nghe xong bà rất vui vẻ.

      Bà rất tỉnh táo, đầu óc tỉnh táo cùng chúng tôi niệm Phật. Ngay lúc đó tôi liền nghĩ đến một chuyện, áo cà sa của tôi có màu cà phê nhưng tôi nghĩ đến phần đông người xuất gia đều mặc áo hải thanh (áo tràng) màu vàng, đắp cà sa màu đỏ, việc này không đúng như pháp; hết thảy kinh luận Đại thừa và Tiểu thừa đều ghi người xuất gia mặc áo nhiễm sắc (nhuộm màu), không có màu vàng, màu đỏ, chẳng có những màu này. Quán Trưởng luôn nhấn mạnh: chúng ta phải làm đúng như pháp, người xuất gia chúng ta phải làm gương mẫu, người tại gia phải làm gương mẫu, đạo tràng cũng phải làm gương mẫu. Đây là nguyện vọng của bà. Thế nên tôi nghĩ những người xuất gia ở thư viện phải may lại y phục. Tôi gọi thầy Ngộ Đạo liên lạc với tiệm may tăng phục Bản Kiều, kêu họ đến để đo kích thước may áo, sau đó chúng tôi ra về.

 
2. Thấy Phật lần thứ hai.

      Đại khái sau khi tôi rời khỏi bịnh viện không lâu, đó là trưa ngày bốn tây, bà thấy A Di Đà Phật lần thứ hai, và c̣n thấy hoa sen, ao nước, ao sen rất lớn. Lúc bà thấy đức Phật A Di Đà lần thứ hai, tôi không có mặt tại bịnh viện. Tối hôm đó bà chủ tiệm may đến đo kích thước, chúng tôi hy vọng y phục có thể may nhanh nhanh, có thể là chúng tôi sẽ cần dùng gấp! Bà chủ tiệm nói: ‘Tôi biết rồi’.

      Mọi người ở Thư Viện nghe xong đều rất ngạc nhiên, bà làm sao biết trước rồi? Bà nói: ‘Hồi trưa này A Di Đà Phật thông báo cho bà biết, nói Thư Viện có chuyện gấp, quư vị nhất định phải may nhanh nhanh cho họ’.

      Nghe xong trong tâm chúng tôi cảm thấy rất an ủi, chuyện của Quán Trưởng đă được A Di Đà Phật an bài sẵn giúp bà. Bà chủ tiệm nghe đức Phật A Di Đà dặn những chuyện này cùng lúc với Quán Trưởng thấy Phật lần thứ nh́. Một người th́ đang nằm trong bịnh viện Tam Quân, một người th́ ở Bản Kiều, thời gian cùng lúc, thiệt là không thể nghĩ bàn!

      Buổi chiều hôm đó tôi vào bịnh viện thăm Quán Trưởng.

      Tôi nói: ‘Bác đă thấy A Di Đà Phật phải không?’

      Bà nói: ‘Dạ đúng vậy’

      Tôi nói: ‘Bác có cảm thấy được A Di Đà Phật rất từ bi, rất thân thiết phải không?’ Bà nói: ‘Đúng lắm, Ngài thiệt là hết sức từ bi, vô cùng thân thiết’.

      Chuyện này không giả đâu! Bà đă đem lại cho chúng ta niềm tin [to lớn].

      Bà chủ tiệm may tăng phục quả nhiên không sai, bà đă chuẩn bị vật liệu ở nhà hết rồi, nên lúc Quán trưởng văng sanh, lúc chúng tôi trợ niệm đắp y đều có màu cà phê, đích thật là rất đúng như pháp.

G. Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức. Ân của thầy, ân của hộ pháp.

      Con người của Quán Trưởng, rất nhiều đồng tu trong quư vị đă thường ở chung chỗ hoặc tiếp xúc qua rồi, cả ngày từ sáng đến tối, cái miệng bà cứ lép chép hoài, h́nh như chưa thấy bà niệm Phật. Tại sao bà lại có thể văng sanh một cách hết sức thù thắng như vậy? Chúng ta suy nghĩ kỹ lưỡng, bà không phải là người thường, bà là do A Di Đà Phật phái đến để hộ pháp đấy. Điểm đặc biệt của Tịnh Tông là bản hội tập kinh Vô Lượng Thọ của lăo cư sĩ Hạ Liên Cư, ngày nay đă được hoằng truyền khắp thế giới, chúng ta uống nước phải nhớ nguồn, truy t́m nguồn gốc này th́ đó chính là công đức của bà đă hộ pháp, công đức này quá lớn.

      Năm xưa khi chúng tôi giảng kinh ở Đài Bắc đă gặp nhiều điều trắc trở, khó khăn không thể tưởng tượng được! Đố kỵ, chướng ngại hầu như không có lối thoát, bức bách đến nỗi chẳng hoàn tục th́ không được; gặp những khổ nạn to lớn như vậy! Lúc đó bà là một thính chúng, lúc tôi giảng kinh hai vợ chồng bà thường đến nghe giảng, biết được hoàn cảnh khó khăn này nên có ư muốn giúp đỡ; họ mời tôi đến đến thăm nhà của họ. Nhà của họ là một căn nhà đơn độc xây theo lối mới, trên lầu c̣n pḥng trống, con trai bà đang học trung học, một ḿnh ở trên lầu. Bà hỏi tôi: ‘Hoàn cảnh như vậy thầy có thể trú nơi đây không?’. Tôi xem xong cũng hoan hỷ, sau đó tôi về Đài Trung kể câu chuyện này xin phép thầy Lư, thầy Lư cho phép: ‘Được!’, từ đó tôi bèn trú ở nhà bà, [gia đ́nh] bà hộ tŕ.

      Pháp sư giảng kinh thiệt là không dễ chút nào, có tiếng tăm vượt trội người khác vô cùng khó khăn! Cần giảng đài, cần người nghe để tập luyện. Bà giúp tôi kiếm chỗ, mướn chỗ, mượn chỗ để giảng, và mời một số bạn bè đến nghe giảng, giúp cho tôi giảng kinh được liên tục, chẳng gián đoạn. Bà đă hộ tŕ suốt ba mươi năm, bà thiệt là hết sức bền chí và nhẫn nại! Chúng ta ngày nay được thành tựu, lúc bà bị bịnh nặng, trong kinh Địa Tạng có dạy [chúng ta] phải nói cho bà biết cả đời này bà đă làm được những chuyện ǵ tốt, làm cho bà vững ḷng tin có thể văng sanh, điểm này rất quan trọng.

      Tôi nói chúng tôi giống như một cây bồ đề, mầm cây con là do Chương Gia đại sư vun trồng, lớn lên thành một cây nhỏ là nhờ mười năm ở Đài Trung [được thầy Lư dạy dỗ]; lúc đó rất mềm yếu, người ta muốn hủy diệt th́ rất dễ. Sau đó được sự hộ tŕ suốt ba mươi năm của bà, ngày nay Tịnh Tông được hoằng dương khắp trong và ngoài nước, đă truyền khắp thế giới, cho nên nguồn gốc của sự thành tựu này là do công đức của bà đă hộ tŕ. Lúc ra đi, bà thấy Phật A Di Đà hai lần; A Di Đà Phật dặn ḍ chúng tôi may y phục, c̣n hối thúc phải may cho nhanh; nếu bà không phải A Di Đà Phật phái đến th́ c̣n ai phái đến nữa? Nhân duyên này hết sức hiếm có! Ân đức này chẳng phải dành riêng cho chỉ một ḿnh tôi, mỗi người niệm kinh Vô Lượng Thọ, mỗi người hôm nay niệm A Di Đà Phật, đều được một phần ân đức, đạo lư là ở chỗ này. Cho nên hoằng pháp và hộ pháp đều không dễ, cần phải có đầy đủ trí huệ, nhẫn nại, nghị lực, phải có thể nhẫn chịu hết thảy những lời hủy báng. Đương nhiên cũng có người tán thán và có người hủy báng, bạn đều phải nhận chịu hết. Bạn không thể gặp một chút khó khăn liền thoái tâm, sợ sệt, như vậy th́ uổng hết công lao từ trước. Đích thực trong đời bà đă làm được điểm này; lúc đó mặc kệ người nào nói thêm, nói bớt, châm thọc, công kích, bà vẫn như như chẳng động. Chúng tôi ra nước ngoài hoằng pháp cũng là do bà [lo giấy tờ] t́m phương pháp dẹp tan chướng ngại. V́ lúc trước người xuất gia muốn ra ngoại quốc phải thông qua sự chấp thuận của ‘Hội Phật Giáo Trung Quốc’, nếu họ chẳng cho th́ người ấy không xin được hộ chiếu. Tự ḿnh tôi biết rất rơ, Quán Trưởng cũng biết, Hội Phật Giáo Trung Quốc tuyệt đối sẽ không giúp tôi làm việc này. V́ lo cho tôi ra nước ngoài hoằng pháp nên bà gia nhập vào ‘Hội Vạn Quốc Đạo Đức’. Những người lănh đạo hội này lúc đó đều là những người xuất xứ từ vùng Đông Bắc, họ là người đồng hương với bà, sau đó bà nhờ Hội Vạn Quốc Đạo Đức mời tôi làm cố vấn, tôi đi theo phái đoàn của họ đến Los Angeles dự buổi họp những đại biểu trên toàn thế giới lần thứ ba. Tôi được hội Vạn Quốc này làm hộ chiếu; chuyện làm hộ chiếu thực ra cũng là do Tam Bảo gia tŕ. Hội đoàn chúng tôi gồm có ba mươi mấy người, lúc đi làm giấy tờ chỉ có tôi và bà Quán Trưởng xin được hộ chiếu năm năm, những người khác đều là ba tháng; thiệt là kỳ lạ! Sau khi ra nước ngoài, bạn bè, học tṛ rất nhiều, [pháp] duyên đă được kết rồi, từ đó mới bắt đầu sự hoằng pháp quốc tế. Đây đều là do bà dụng tâm, t́m cách vượt qua rất nhiều khó khăn, cho nên hộ pháp là lực lượng của cá nhân bà.

      Bà cũng thường khen ngợi cư sĩ Lư Mộc Nguyên, ngày nay phong trào niệm Phật ở Nam Dương được hưng thịnh là do một ḿnh ông lèo lái. Lần đầu tiên tôi đến Tân Gia Ba là vào năm 1987, lúc đó tuy Tân Gia Ba có rất nhiều đạo tràng, nhiều pháp sư, nhưng không ai đề xướng niệm Phật, không ai tu Tịnh Độ. Những năm gần đây chúng tôi đem Tịnh Độ qua, đem kinh Vô Lượng Thọ đến, Mă Lai đă thành lập được bảy, tám Tịnh Tông Học Hội, ở bên đó hiện nay có rất nhiều người đọc kinh, nhiều người niệm Phật, đôi lúc cũng nghe nói đến có người văng sanh; đây là công đức của cá nhân ông Lư Mộc Nguyên! Tôi thường nói với mọi người: ‘Quư vị nghĩ xem nếu không nhờ cư sĩ Lư Mộc Nguyên, có ai thỉnh chúng tôi đến Tân Gia Ba giảng kinh không?’. Chẳng có ai mời hết! Trong hai năm nay không những mời giảng kinh, lại c̣n tổ chức lớp Bồi Huấn, huấn luyện nhân tài [kế thừa công việc hoằng pháp]. Việc này rất quan trọng, công đức này càng lớn, càng khó thể nghĩ bàn! Cho nên chúng ta thật sự nhờ hộ pháp là nhờ vào một người, nếu không có người này dẫn đường th́ không thể thành công.

H. Bậc tái lai – Lăo cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập Kinh Vô Lượng Thọ.

      Đương nhiên những người như họ đều chẳng phải là người thường, đều có nhân duyên rất sâu dày với Phật pháp, đều có sứ mạng không thể tưởng tượng được, đúng như lời lăo cư sĩ Hạ Liên Cư đă nói lúc c̣n tại thế. Có một năm tôi ở Bắc Kinh nghe cư sĩ Hạ Pháp Thánh, cháu của cụ Hạ kể lại, Hạ Pháp Thánh là học tṛ của lăo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, Hoàng Niệm Tổ là học tṛ của lăo cư sĩ Hạ Liên Cư. Ông Hạ Pháp Thánh có một lần đến thăm tôi và nói: ‘Lúc ông nội (lăo cư sĩ Hạ Liên Cư) gần văng sanh, ông nói với những người ở chung quanh: ‘Tương lai bản hội tập kinh này sẽ từ hải ngoại truyền trở về Trung Quốc, hơn nữa bản kinh này trong tương lai sẽ được truyền khắp thế giới’. Họ nghe xong cảm thấy vô lư, họ đều nghĩ rằng cụ Hạ gần đi rồi nên có lẽ đầu óc không c̣n sáng suốt nữa, làm sao nói ra những lời như vậy, chuyện này không thể nào xảy ra được. Bây giờ nghĩ lại quả nhiên không sai, kinh Vô Lượng Thọ đích thực là từ Đài Loan, Mỹ quốc truyền đến Trung Quốc đại lục, hiện nay đích thực đă được truyền khắp thế giới. Thế nên những người này đều là Phật, Bồ Tát tái lai, đều chẳng phải người thường.

      C̣n một câu chuyện khác cũng liên quan đến lăo cư sĩ Hạ Liên Cư, chuyện này xảy ra lúc tôi giảng đề tài ‘Nhận thức Phật giáo’ tại Miami, Mỹ quốc. Lúc đó tôi [đang hoằng pháp dọc theo] những vùng gần bờ biển phía đông của Mỹ, từ NewYork, Washington DC cho đến Atlanta, c̣n một trạm cuối cùng đến Miami. Ở mọi nơi trong chuyến hoằng pháp này tôi đều giảng đại ư kinh Địa Tạng. V́ tại Miami có rất nhiều người ngoại quốc đến nghe giảng, cư sĩ Tăng Hiến Vĩ thông dịch cho tôi, khả năng thông dịch của ông rất giỏi. Khi tôi thấy có rất nhiều người ngoại quốc đến nghe giảng nên đổi đề tài ‘Đại ư kinh Địa Tạng’ thành ‘Nhận Thức Phật Giáo’. Tôi nói [với ông Tăng] tôi giảng đề tài này và ông phiên dịch, tương lai lưu lại băng thâu âm, một bộ tiếng Tàu, một bộ tiếng Anh có thể giúp người ngoại quốc nhận thức và hiểu thêm về Phật Giáo, đây là một việc rất tốt.

      Tăng cư sĩ học Phật rất tạp, học Thiền, học Mật, và rất thích chuyện thần thông, cảm ứng; vả lại ở địa phương này (Miami) có rất nhiều người ‘khác thường’, ông Tăng thường qua lại mật thiết với họ. Lúc c̣n chưa đến đây tôi đă gởi trước cuốn kinh Vô Lượng Thọ tới, đây là cuốn Chú Giải kinh Vô Lượng Thọ của lăo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, trang đầu cuốn Chú Giải có h́nh của lăo cư sĩ Hạ Liên Cư; ông Tăng đă đem tấm h́nh này cho những người ngoại quốc có [thần] ‘thông’ xem, để họ xem người này ra sao? Kết quả là những người này nói rất đúng. Câu đầu tiên họ nói với Tăng cư sĩ: ‘Thân thể của ông cụ này trong suốt, ổng không phải là người thường, đây là Bồ Tát tái lai’. Không phải nh́n người, họ chỉ nh́n tấm h́nh mà có thể nói như vậy. Cái ǵ gọi là ‘trong suốt’? Nói thực ra chẳng có phiền năo th́ thân thể sẽ trong suốt. Khi người ta vừa nh́n thân thể của chúng ta liền thấy một màu đen thui, ở trong chứa đựng cả đống tham, sân, si, mạn đấy mà!

      Điều này nói rơ cụ Hạ chẳng có phiền năo, tức là chẳng có phân biệt, chấp trước nên thân thể của cụ trong suốt. Họ c̣n nói ‘Ông cụ này hiện nay đă qua đời, lúc ổng c̣n sống th́ chẳng nổi tiếng, ổng nhất định là người tái lai’, họ khẳng định như vậy. Chuyện này xảy ra lúc tôi đến Miami, Tăng cư sĩ kể lại cho tôi nghe. Hơn nữa những người có ‘thông’ này đă từng nói với Tăng cư sĩ: ‘Tại đạo tràng có pháp sư giảng kinh, phần đông quư vị nh́n thấy dường như chỉ có một số người đang ngồi tại đó nghe giảng , thực ra có rất nhiều thiên long bát bộ, quỷ thần [cũng đến tham dự].’ Tại sao họ tụ hợp tại chỗ này, h́nh như họ cảm thấy rất vui vẻ? Có Phật quang gia tŕ đấy! Bạn đừng tưởng đây là v́ pháp sư có khẩu tài, giảng hay; không phải đâu, là do Phật quang gia tŕ đấy.

      Những người ngoại quốc này mỗi ngày đều đến, Tăng cư sĩ nói với họ: ‘Quư vị có ḷng lắm’. Họ nói: ‘Không phải đâu, chúng tôi nghe cũng chẳng hiểu’. Lời phiên dịch tuy chẳng sai, nhưng dù sao lời phiên dịch vẫn không diễn tả hết ư nghĩa. [Vậy th́] tại sao mỗi ngày họ đều đến? Để được ‘tưới gội’ trong Phật quang. Họ nói: ‘Cảm giác vô cùng sảng khoái’. Chữ Phật quang mà họ dùng giống như danh từ ngày nay khoa học gia gọi là ‘từ trường’, đích thật là chẳng như ngày thường! Trong kinh có nói tương lai pháp vận của đức Phật kéo dài mười hai ngàn năm, sau đó hết thảy kinh điển đều bị diệt mất, duy chỉ có kinh Vô Lượng Thọ c̣n được lưu lại một trăm năm. Chúng ta ngày nay có thể nh́n thấy rơ ràng tương lai bản kinh Vô Lượng Thọ được lưu lại thêm một trăm năm sẽ là bản hội tập của lăo cư sĩ Hạ Liên Cư, chúng ta có thể khẳng định như vậy. Bản kinh này đích thật đă được hội tập rất khéo, hội tập từ năm bản dịch gốc mà thành, cho nên tôi hy vọng những đồng tu có năng lực đọc tụng, giảng giải, bất luận là tại gia hay xuất gia đều phát tâm học kinh này, giảng giải bộ kinh này. Công đức vô lượng vô biên! Làm cho hết thảy đại chúng nhận thức và hiểu rơ pháp môn Tịnh Độ, ngay trong một đời sẽ được độ thoát.

I. Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ đều là pháp luân viên măn.

      Tuy đời trước có thiện căn, có phước đức nhưng nếu không có nhân duyên th́ vẫn không thể thành tựu như cũ. Nhân duyên là ǵ? Nhân duyên nghĩa là giảng giải bộ kinh này, làm cho họ nghe được, t́m lại được thiện căn, phước đức của họ từ vô lượng kiếp đến nay; kết hợp ba thứ ấy được th́ có thể thành tựu ngay trong một đời, v́ vậy nên chúng tôi đặc biệt chú trọng bộ kinh này. Nội dung của kinh này tức là toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, có thể nói kinh Hoa Nghiêm là chú giải của kinh Vô Lượng Thọ. Chúng ta không có thời gian lâu dài, không có tinh thần, năng lực để giảng giải và đọc tụng kinh Hoa Nghiêm th́ thọ tŕ kinh Vô Lượng Thọ cũng tốt.

      Nhưng nếu muốn giảng kinh này cho hay, giảng được thấu suốt, th́ nhất định phải đọc kỹ kinh Hoa Nghiêm, v́ trong đó hầu như câu nào, chữ nào cũng là cảnh giới Đại Phương Quảng. Thế nên nếu chẳng thâm nhập Hoa Nghiêm th́ rất khó giảng kinh này được. Đây cũng là nguyên nhân Quán Trưởng thỉnh cầu giảng kinh Hoa Nghiêm. Tôi nghĩ nếu có học sinh tôi cũng chịu mở một lớp nhỏ để dạy kinh Hoa Nghiêm, để có người kế thừa sau này. Nhưng việc này đ̣i hỏi phải có tâm nhẫn nại rất lớn, v́ trong thời gian ngắn không thể nào thành tựu nổi. Hơn nữa phải buông bỏ hết thảy, dốc toàn tâm toàn lực để tu học, đây là pháp luân viên măn trong Phật pháp.

J. Chuyên tu Tịnh Độ. Giải và Hành cùng coi trọng.

      Chúng tôi lợi dụng thời gian ngắn ngủi vài ngày này đến để xem xét hoàn cảnh ở đây, bây giờ đạo tràng đă được xây dựng khá quy mô; hết sức quư báu, nhân duyên vô cùng thù thắng! Chúng tôi tin tưởng Tịnh Tông ở hai nơi Úc Châu và Tân Tây Lan này sẽ có tương lai xáng lạn. Công đức vô lượng ấy đều là của mỗi vị đồng tu hợp sức làm thành, và cũng là do A Di Đà Phật, chư Phật Như Lai gia tŕ cho mọi người.
Hy vọng mọi người có ḷng tin, thâm nhập một môn, chắc thật niệm Phật, Giải và Hành cùng coi trọng. Hành môn th́ chúng ta phải chắc thật niệm Phật; Giải môn th́ phải nghe kinh, chẳng thể không nghe kinh. Không nghe kinh là người như thế nào? Hoàn toàn chẳng c̣n nghi hoặc, kiền thành khẳng định, người như vậy có thể khỏi nghe kinh. Nếu c̣n hoài nghi, đối với Tây Phương Cực Lạc thế giới vẫn chưa rơ ràng lắm th́ bạn cần phải nghe kinh. Nghe kinh là để tăng trưởng ḷng tin của bạn, tăng trưởng nguyện lực, đạo lư là như vậy.

      Hiểu rơ kinh rồi th́ bạn sẽ biết ḿnh phải tu học như thế nào. Đặc biệt là trước khi văng sanh, thân thể chúng ta c̣n ở tại thế gian, vẫn chưa thể xa ĺa quần chúng, xă hội; chúng ta làm thế nào để ứng phó với xă hội? Làm thế nào sanh sống hằng ngày? Những câu trả lời đều nằm trọn trong kinh giáo. Cho nên người chắc thật niệm Phật khỏi nghe kinh, đây là người như thế nào? Đây là người chẳng c̣n làm việc ǵ hết, chẳng giao thiệp với bất cứ ai, chuyên ở tại Niệm Phật Đường niệm Phật, thiệt là ‘muôn duyên buông xuống hết’, hạng người này có thể [không nghe kinh]. Nếu bạn c̣n tiếp xúc với xă hội, bạn bắt buộc phải hiểu kinh giáo, có hiểu được th́ bạn mới biết làm thế nào để ứng phó với mọi người trong xă hội, làm thế nào dẫn dắt đại chúng đến học Phật, tự hành hóa tha th́ công đức mới được viên măn. V́ vậy nghe kinh và niệm Phật đều quan trọng như nhau.

      Đạo tràng chúng ta đề xướng ‘Giải và Hành cùng coi trọng’ nên tương lai ở phía ngoài sẽ xây thêm một giảng đường, giảng đường dành riêng để giảng kinh, thuộc về Giải Môn – để khuyến tín, khuyến nguyện. Chỗ này làm Phật Đường là đủ rồi, v́ thực ra người chân chánh niệm Phật chẳng nhiều lắm. Tôi hy vọng trong tương lai mỗi tháng đều tổ chức Phật thất một lần, số người tham gia tốt nhất là bốn mươi tám người. Bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà vừa đúng với số bốn mươi tám người, nếu c̣n nhiều người hơn số này th́ sắp cho họ đến tháng sau; nếu nhiều hơn th́ sắp tới tháng sau nữa; làm vậy để mọi người đều cảm thấy trân quư [cơ hội tham dự] Phật thất này, vô cùng khó được -- khó có thể ghi danh được một chỗ. Như vậy th́ rất có ư nghĩa, rất quư.

      Nếu đông người quá th́ tâm sẽ dễ chao động; tán gẫu, nói chuyện nhiều quá sẽ không thâu thập được ích lợi ǵ hết, vả lại chúng tôi sắp xếp, chuẩn bị cũng khó khăn. Nếu số người mỗi tháng đều nhất định là bốn mươi tám người, th́ chúng tôi chỉ sắp xếp nơi ăn chốn ở đầy đủ cho bốn mươi tám người mà thôi, việc tiếp đăi cũng rất thuận tiện. Thế nên tôi hy vọng mỗi tháng đều đả Phật thất, bất kể là người ở đây hay người từ nơi khác đến, bốn mươi tám người đều phải ghi danh trước. Nếu người nào mỗi khóa đều tham dự th́ sẽ đặc biệt hoan nghinh, khóa nào cũng tham dự th́ nhất định sẽ có thành tựu.
.

Dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội Los Angeles, tháng 03 năm 2001

                                                                               [ Back ]                                                                            

Free Web Hosting